Trước mùa rét, người chăn nuôi cần chuẩn bị chống rét, chống đói cho gia súc như sau: chuồng nuôi, vật liệu chống rét, thức ăn, nước uống, phòng trừ dịch bệnh. 1. Chuồng nuôi: – Chuồng đặt ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, gần nguồn nước đảm bảo vệ sinh. – Cửa chuồng hướng về phía Nam hoặc Tây Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng. – Mái chuồng cao ít nhất là 3 m và nhô ra khỏi tường tối thiểu là 0,5 m để tránh nước mưa hắt vào tường và chuồng nuôi. – Thành chuồng cao từ 0,8 – 1,2 m. Những vùng có điều kiện nên xây tường bao quanh chuồng để tránh gió rét […]
Diễn đàn KHCN
Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ Lông tây lên tăng trưởng của thỏ cái lai
Sư thay thế cỏ lông tây bằng lá rau muống trong khẩu phần của thỏ lai để cải thiện khả năng tăng trưởng và lợi tức được thực hiện trong 2 thí nghiệm tại Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại trên 24 thỏ lai ở 56 ngày tuổi. Các nghiệm thức bao gồm sự thay thế cỏ lông tây bởi lá rau muống ở 0, 25, 50 và 75%. Thí nghiệm 2 bố trí tương tự như thí nghiệm 1 trên thỏ 84 ngày tuổi để theo dõi khả năng tiêu hóa và sự tích lũy đạm. Sau 49 […]
Kỹ thuật nuôi vịt – Nuôi nhốt theo hướng bền vững, an toàn
Đối với các điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội của các vùng khác nhau, nên tập quán chăn nuôi cũng khác nhau. Những kỹ thuật cung cấp cho người nông dân cần phải có khả năng thích ứng với những điều kiện môi trường và kinh tế của từng gia đình. Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, cần đổi mới chăn nuôi thủy cầm nhằm kiểm soát an toàn dịch bệnh. Chăn nuôi mang tính bền vững và đảm bảo vệ sinh môi trường là rất cần thiết, với mục tiêu trên chăn nuôi vịt không nên nuôi thả ở sông suối và thả tự do ngoài đồng, cần phải thực hiện […]
Phân lập tế bào gốc phôi chuột bằng phương pháp vi phẫu thuật miễn dịch và cơ học
Tế bào gốc phôi là lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng ứng dụng trong y-sinh học thay thế, liệu pháp tế bào cho các bệnh hiểm nghèo. Việc nghiên cứu tế bào gốc phôi trên động vật thí nghiệm là mô hình quan trọng, tiền đề cho các nghiên cứu và ứng dụng trên người. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian xử lý với bổ thể để phân lập cụm tế bào nút phôi và so sánh hiệu quả của hai phương pháp phân lập tế bào gốc phôi: phương pháp vi phẫu thuật miễn dịch và phương pháp cơ học. Thời gian xử lý tối ưu với môi trường có chứa bổ […]
Từ thịt nuôi trong phòng thí nghiệm đến chăn nuôi chính xác: Xu hướng tiên tiến định hình lại ngành chăn nuôi
Protein động vật là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của con người, cung cấp axit amin chất lượng cao, axit béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc. Protein động vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng trưởng và khôi phục cơ bắp, sức khỏe của xương và chức năng nhận thức. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về protein động vật, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nơi mà sự gia tăng dân số, đô thị hóa […]
Chủng ngừa phòng bệnh Newcastle trong trại ấp
Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) là bệnh truyền nhiễm cấp tính với nhiều chủng gây bệnh khác nhau và mức độ biểu hiện triệu chứng phụ thuộc vào chủng gây bệnh. Đây là một trong những rào cản chính khi giao dịch với quốc tế về gia cầm và các sản phẩm của gia cầm vì độc lực của ND có tầm ảnh hưởng rất lớn trên toàn thế giới. Ở châu Á, bệnh mang tính dịch vùng và liên tục thách thức các bác sĩ thú y, kể cả người giàu kinh nghiệm. Chủng ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ND. Tuy nhiên, không có chương trình chủng ngừa nào được xem là lý tưởng […]
Tại sao nên xây dựng mô hình chăn nuôi heo nhiều tầng?
Nhà sản xuất heo Yangxiang ở Trung Quốc đã xây dựng mô hình chăn nuôi heo với 7, 9 hoặc thậm chí 13 tầng nhà. Theo chủ sở hữu của công ty, các vấn đề về quy mô kinh tế, năng suất và sức khỏe của heo là những yếu tố quan trọng trong thị trường sản xuất heo tự do. Theo quan điểm của ông, có 2 lý do quan trọng để xây dựng mô hình này, đó là sức khỏe động vật và hiệu quả lao động. Trái ngược với các tòa nhà thấp thông thường, trong các tòa nhà chọc trời của Yangxiang, nguy cơ mầm bệnh lây lan từ tầng nuôi heo này sang tầng nuôi […]
Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi sinh sữa
1. Chuồng trại: – Chuồng trại và dụng cụ vắt sữa phải khô ráo, sạch sẽ. Phải đưa toàn bộ phần thức ăn thừa ra khỏi máng; dọn phân trên nền chuồng và dội rửa sạch nền chuồng. Cần lưu ý không quét và gây tung bụi bẩn trong chuồng nuôi trước khi vắt sữa. – Nền chuồng không đọng nước hoặc quá ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào bầu vú. 2. Thân thể và bầu vú bò sữa: Trước khi vắt sữa khoảng 30 phút nên tắm sạch bò, nhất là vùng bụng, bầu vú bò, phần thân sau. 3. Thiết bị, dụng cụ: – Rửa sạch, phơi khô sau mỗi lần sử […]
Phân biệt bệnh gạo lợn và áp xe bã đậu lành tính
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh gạo lợn Trao đổi với Báo NNVN, bà Huỳnh Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Thú y Cộng đồng (Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra. Ấu trùng thường khu trú với mật độ cao nhất tại các vị trí cơ vân (như cơ đùi, cơ vai, cơ chân, cơ hoành…), lưỡi và não ở lợn. Ấu trùng sán lợn có hình thù giống hạt gạo, đầu màu trắng và cứng. Thông thường, bệnh gạo lợn chỉ xuất hiện trên những con lợn được chăn thả tự nhiên. Sán lây truyền qua phân của con người và các […]
Sản xuất các giọt noãn bào chất bằng ly tâm nối tiếp
Nâng cao độ thành thục của trứng bằng cách dung hợp với các giọt noãn bào chất (GNBC) được tạo ra bằng phương pháp ly tâm nối tiếp là một hướng nghiên cứu hứa hẹn mới trong công nghệ sinh học sinh sản động vật. Trong báo cáo này tôi mô tả một số đặc điểm của các GNBC được tạo ra bằng phương pháp kết hợp ly tâm nối tiếp trứng. Năm loại GNBC thu được sau khi ly tâm nối tiếp trứng lợn có màu sắc, kích thước, số lượng và thành phần khác nhau: 1) GNBC màu nâu vàng, giàu ti thể (loại B); 2) GNBC không màu, không chứa bào quan (loại T); 3) GNBC kích […]