Thực tế hiện nay chăn nuôi đang đứng trước rất nhiều thách thức về dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch như: bệnh tai xanh – PRRS, từ đó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các bệnh kế phát là rất cao, làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được các triệu chứng, bệnh tích của các bệnh kế phát đó? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bà con chăn nuôi về các đặc điểm triệu chứng của một số bệnh thường ghép với tai xanh – PRRS. Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của bệnh tai […]
Diễn đàn KHCN
Khả năng kháng kháng sinh của E.coli và Salmonella phân lập từ trứng gia cầm bán tại một số chợ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella từ 230 mẫu trứng (115 từ vỏ và 115 từ lòng trứng) thu thập từ một số chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội để xác định tỷ lệ lưu hành của chúng và khả năng kháng kháng sinh của chúng. Kết quả chỉ ra rằng, các mẫu trứng thu thập tại các chợ bán lẻ không phân lập được vi khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, có 46 trên tổng số 230 mẫu nhiễm E. coli, chiếm tỉ lệ 20,0%. Tỷ lệ nhiễm E. coli vỏ trứng luôn cao hơn ở lòng trứng (p<0,05). Trứng gà có tỷ lệ nhiễm E. coli trên vỏ và lòng trứng lần lượt là 29,1 à […]
Xơ được lên men ở đâu trong đường tiêu hóa?
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã có thể xác định chính xác vị trí trong đường tiêu hóa lợn nơi xơ được lên men. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois đã tiến hành nghiên cứu này, vì chất xơ ngày càng được bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn, nhưng việc tiêu hoá chất xơ ở lợn là không hiệu quả và chưa được hiểu biết thấu đáo. Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Khoa học Động vật (Journal of Animal Science). Trong một thông cáo báo chí của trường, một trong những tác giả là giáo sư Hans Stein giải thích: “Chúng tôi đang cố gắng tìm ra những chi tiết của quá trình […]
Công bố bộ gen của trâu
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học Adelaide đứng đầu đã công bố bộ gen đầy đủ của trâu – mở ra con đường cải thiện việc nhân giống và bảo tồn động vật quan trọng về kinh tế này. Liên minh các đối tác Úc, Ý, Trung Quốc, Brazin và Mỹ, cùng với nhiều tổ chức đóng góp ở các nước khác, cho biết họ đã tạo ra các công cụ cần thiết để áp dụng hệ thống chăn nuôi phân tử hiện đại cho trâu nước. Trường nhóm liên minh, Giáo sư John Williams, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Davies thuộc Đại học Adelaide cho biết: “Trâu đã được thuần hoá khoảng 5000 năm […]
Mất da bẩm sinh trên heo
Mất da bẩm sinh trên heo có tên gọi khác: “aplasia cutis” và “imperfect skin”. Là hiện tượng heo con sinh ra đã mất một mảng biểu bì hoặc niêm mạc biểu mô. Thông thường mảng da bị mất sẽ thuộc vùng chi, lưng. Những heo con bị bệnh mất da bẩm sinh trên heo có thể chết hoặc không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của vùng da bị mất mát. Nguyên nhân của bệnh mất da bẩm sinh trên heo được cho là do một sự bất thường nào đó trong quá trình phát triển bào thai của heo. Bệnh được chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng. Theo một nghiên cứu vào […]
Năng suất sinh sản của đàn lợn hạt nhân Piétrain kháng stress và Duroc nhập ngoại
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2011 đến 8/2012 nhằm đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn hạt nhân Piétrain kháng stress (Piétrain) và Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn chất lượng cao – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năng suất sinh sản được theo dõi trên 35 lợn nái hậu bị, bao gồm 21 Piétrain (11 với kiểu gen halothane CC và 10 CT) và 14 nái Duroc CC. Lợn đực Piétrain (3 CC và 5 CT) phối giống với nái Piétrain và Duroc để tạo ra Piétrain thuần và con lai F1(Piétrain x Duroc). Kết quả cho thấy nái và đực có ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con tại thời […]
Ảnh hưởng của việc đồng pha chu trình nguyên bào sợi lợn Ỉ đến hiệu quả tạo phôi lợn Ỉ nhân bản
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá được ảnh hưởng của việc đồng pha chu trình nguyên bào sợi lợn Ỉ đến hiệu quả tạo phôi lợn Ỉ nhân bản. Nghiên cứu sử dụng hai loại nguyên bào sợi lợn Ỉ đã đồng pha và không đồng pha cho quá trình tạo phôi lợn Ỉ nhân bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự sai khác về tỷ lệ tế bào trứng được cấy chuyển nhân thành công, tỷ lệ tế bào trứng phân chia của nhóm nguyên bào sợi đã đồng pha với nhóm nguyên bào sợi không đồng pha không có ý nghĩa (tương ứng 88,26% so với 88,75% và 84,89% so với 80,32%; P > […]
Cho lợn con ăn khẩu phần đơn giản với loại protein phù hợp
Chi phí thức ăn đóng góp hơn 70% vào tổng chi phí chăn nuôi lợn. Trong những tháng đầu năm 2022, chi phí này đã tăng mạnh do năng suất cây trồng thấp ở Nam Mỹ, sự không chắc chắn về xuất khẩu ngũ cốc từ khu vực Biển Đen và chi phí năng lượng tăng. Rabobank ước tính trong báo cáo hàng quý mới nhất của mình rằng chi phí thức ăn chăn nuôi đã tăng 20% so với năm ngoái, nhưng chúng sẽ tiếp tục tăng (hình 1) thậm chí còn tăng hơn nữa. Do đó, các nhà sản xuất bị cám dỗ để loại bỏ tất cả mọi thứ được coi là dư thừa khỏi công thức. […]
Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND)
Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) có rất nhiều biến chủng với các mức độc lực khác nhau, gây ra tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết và bệnh tích khác nhau trên gà. Bệnh Newcastle (Newcastle Disease: ND) là bệnh truyền nhiễm rất lây lan do vi-rút paramyxo gây ra trên hầu hết các loài gia cầm (gia cầm nuôi trong trại, chim hoang dã). Mức độ lây lan của bệnh, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết, triệu chứng và bệnh tích sẽ khác nhau tùy từng biến chủng của vi-rút ND. Gia cầm ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh này. Các triệu chứng lâm sàng và biểu hiện trên cơ thể gia cầm bệnh có thể chia thành […]
Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng
Kháng thể chống lại sinh vật đơn bào C. suis gây bệnh cầu trùng ở lợn được chuyển qua sữa non của của lợn nái sang cho lợn con ngay sau khi sinh. Điều này được phát hiện bởi Lukas Schwarz – bác sĩ thú y và là nhà nghiên cứu vật ký sinh và các đồng nghiệp của ông vào năm 2013. Những phát hiện này thúc đẩy các nhà nghiên cứu tại Viện Ký sinh trùng tìm kiếm một phương pháp để tăng hàm lượng các kháng thể ở lợn nái. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho lợn con nhiều kháng thể nhất có thể thông qua sữa của lợn mẹ trong những ngày đầu tiên […]