Thí nghiệm (TN) được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) và lysine (Lys) tiêu hoá trong khẩu phần (KP) ăn tới sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn (HQCHTA). Vịt CV Super M một ngày tuổi, 729 con (trống và mái) được chia đều thành 27 ô, cứ 3 ô thành một lô (3 lần lặp lại) tương ứng với một KP. Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp TN hai nhân tố: 1) ME với 3 mức: 2850/2950, 2950/3050 và 2750/2850 kcal/kg, tương ứng các mức CP: 20/17, 21/18 và 19/16% và 2) Lys tiêu hóa với 3 mức: 0,95/0,85%, 1,00/0,90% và 0,90/0,80% tương […]
Diễn đàn KHCN
Quy trình kỹ thuật nuôi gà Sao
Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà Sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasiani, giống Numidiae, loài Helmeted. Gà có bộ lông đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân, mỏ, chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ, thân hình thoi, lưng hơi gù. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng. Mấu sừng này lớn dần qua các tuần tuổi. Ở giai đoạn trưởng […]
Thức ăn hỗ trợ gà thịt có ít chất dinh dưỡng trong túi lòng đỏ
Với sự giảm dần các chất dinh dưỡng trong túi lòng đỏ, gà con cần một nguồn dinh dưỡng thay thế dễ tiêu hóa. Dinh dưỡng gà thịt giai đoạn đầu (tuần đầu tiên sau khi nở) vẫn là một chủ đề được quan tâm rất nhiều bởi vì dinh dưỡng cung cấp cho các giống gà (cùng với các yếu tố khác) có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng do các sự cải thiện về di truyền. Sự phát triển rất nhanh ở giai đoạn đầu của gà thịt (pre-starter) và nhu cầu dinh dưỡng của chúng là các vấn đề thường được thảo luận giữa các chuyên gia dinh dưỡng, trong khi các nhà sản xuất […]
Các công nghệ cảm biến giúp cải thiện quá trình sản xuất thức ăn
Việc tích hợp các cảm biến vào nhà máy sản xuất thức ăn cho phép bạn có thể nắm bắt, thu thập và giám sát dữ liệu để có thể nâng cao quá trình sản xuất. Có thể bạn đã từng thấy các thuật ngữ internet vạn vật (IoT) và Công nghiệp 4.0, và ở đây nó sẽ được đề cập trong suốt quá trình sản xuất. Các khái niệm này không phải mới. Nhiều ngành công nghiệp đã bắt đầu thích ứng với các kỹ thuật này; tuy nhiên nó mới đang bắt đầu được quan tâm trong ngành dinh dưỡng động vật với các lý do có lợi. Công nghiệp 4.0 không chỉ là tầm nhìn; nó còn […]
Ảnh hưởng của mức protein trong thức ăn đến phát thải khí mêtan ở bò vàng Việt Nam
Mêtan chủ yếu được sinh trong dạ cỏ bởi nhóm vi khuẩn sinh khí mêtan sử dụng các sản phẩm chuyển hóa của các loài vi khuẩn khác, protozoa, nấm trong quá trình phân giải thức ăn. Như vậy, thay đổi khẩu phần ăn có thể thay đổi tiềm năng sinh khí mêtan. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, ở khẩu phần chất lượng tốt thường có lượng thức ăn vào của vật nuôi cao và điều đó cũng dẫn đến sự phát thải khí mêtan lớn, nhưng lượng mêtan sinh ra tính trên một đơn vị chất khô ăn vào hay tăng khối thường thấp hơn khẩu phần có chất lượng thấp hoặc vừa. Các nhà khoa học […]
DNAtrax theo dõi thực phẩm nhiễm độc bằng mã vạch phân tử
Theo cơ quan kiểm soát bệnh dịch (CDC) của Mỹ, mỗi năm có đến 129.000 người Mỹ phải nhập viện và 3000 người chết vì ngộ độc thực phẩm. Hiện tại, lần theo thực phẩm ô nhiễm chủ yếu là vấn đề lưu giữ hồ sơ và công việc thám tử nhưng các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) của Mỹ đang cộng tác với DNATrek để phát triển DNATrax, một chất phụ gia dựa trên DNA để theo dõi thực phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do dịch bệnh là một vấn đề lớn, đe dọa mạng sống hàng nghìn người và lãng phí hàng tấn […]
Ứng dụng công nghệ nano và micro chitosan đẩy nhanh sản xuất vaccine cúm
Với thành công của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt nano và micro chitosan và ứng dụng thử nghiệm làm tá chất cho vaccine cúm A/H5N1”, nhóm nghiên cứu ở Đại học Tây Nguyên đã mở ra khả năng ứng dụng vật liệu nano và micro sinh học cho sản xuất vaccine cúm A/H5N1, giúp Việt Nam chủ động phòng chống dịch cúm hiện nay. Sản phẩm nghiên cứu trong nước Nhiều năm qua, tại Việt Nam có nhiều đơn vị tham gia nghiên cứu, thử nghiệm các loại vaccine phòng ngừa cúm A/H5N1, ví dụ như Viện Vaccine Nha Trang (sản xuất thành công vaccine cúm A/H5N1 trên phôi gà theo quy trình của […]
Ngộ độc khí từ hầm ủ biogas và cách phòng tránh
Chăn nuôi là một ngành trong sản xuất nông nghiệp giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Theo Swedish Centec Vietnam (2012), với tổng số trên 4 triệu hộ gia đình có chăn nuôi heo quy mô nhỏ, đã có khoảng 0,5 triệu hầm ủ biogas qui mô hộ gia đình với thể tích nhỏ hơn 10 m3. Tại các vùng ven đô thị và vùng nông thôn, công nghệ biogas đang góp phần xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra khí gas phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng và nguồn phân bón hữu cơ từ nước thải – bã thải của hầm biogas. Mặc dù đã được giới thiệu và áp dụng khá phổ biến ở nước ta từ thập kỷ ’80, công nghệ biogas còn tiềm ẩn nguycơ đối với sức khỏe của người sử dụng nếu tiếp xúc trực tiếp với luồng khí sinh ra, thậm chí gây tử vong. Hầu hếtsự cố chết người do hầm ủ biogas gây ra đều liên quan đến thiếu cẩn trọng khi nạo vét hầm ủ gây ngạt khí nhưtrường hợp 4 người tử vong ở xã Xuân Khuê, huyện Lý Nhân, Hà Nam năm 2006. Trước đó tại xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng xảy ra vụ ngạt khí trong hầm biogas khiến 1 người chết và 2 người phải đi cấp cứu. Năm 2010 bất cẩn khi làm vệ sinh hầm ủ làm cho 2 nạn nhân tử vong tại chỗ, 2 người đi cấp cứu tại xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang. Năm 2011 tại xã Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp cũng xảy ravụ ngạt khí hầm biogas làm cho 3 người tử vong. Và gần đây nhất vào tháng 4/2016 tại xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau xảy ra vụ rò rỉ khí gas từ túi ủ biogas làm cho 3 người tử vong, 5 người hàng xóm phải đi cấp cứu. Các thanh phần của khí sinh học (biogas) Biogas là một hỗn hợp khí thu được khi phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, sản phẩm khí thu được chủyếu gồm khí mê-tan (chiếm 50 – 65%), khí các-bô-níc (từ 30 đến 45%) và các khí khác như hy-đrô sun-fua, ô-xy-gen… (từ 0 đến 5%). Như vậy tính chất gây độc của hỗn hợp khí này như thế nào, chúng ta thử tìm hiểu đặc tínhcủa các khí thành phần chính. Khí mê-tan (CH4) Mê-tan, công thức hóa học là CH4, là một hy-đrô-các-bon đơn giản nhất nằm trong dãy đồng đẳng ankan. Ở điềukiện tiêu chuẩn, CH4 là chất khí không màu, không vị. Nó hóa lỏng ở -162 °C, hóa rắn ở -183 °C và rất dễ cháy. Ở áp suất thường, 1 m3 CH4 có khối lượng 717 g. CH4 nguyên chất không mùi, nhưng khi được dùng trong công nghiệp nó thường được trộn với một lượng nhỏ cáchợp chất chứa lưu huỳnh có mùi mạnh như ê-tyl mê-cáp-tan để dễ phát hiện trong trường hợp bị rò rỉ. CH4 là mộtkhí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kg CH4 làm ấm Trái Đất gấp 25 lần so với 1 kg CO2. Nguy hiểm đối với sức khỏe là CH4 có thể gây bỏng nhiệt. Nó dễ cháy và có thể tác dụng với khôngkhí tạo ra sản phẩm dễ cháy nổ. CH4 hoạt động đối với các chất ô-xy hóa, ha-lô-gen và một vài hợpchất của ha-lô-gen. CH4 là một chất gây ngạt và có thể chiếm chỗ O2 (trong không khí) ở điều kiệnbình thường. Ngạt hơi có thể xảy ra nếu mật độ O2 hạ xuống dưới 18%. Điều này giải thích tại sao có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc CH4 khi chui xuống các hầm, lò, cống, rãnh, giếng nước… Điển hình là trường hợp 3 công nhân tại Tây Ninh tử vong trong quá trình kiểm tra hầm xử lý nước thải (tháng9/2014); 6 người thương vong khi làm vệ sinh hầm bột giấy tại khu công nghiệp Phú Bài – Thừa ThiênHuế (tháng 4/2014). Khí các-bô-níc (CO2) Khí CO2 là một khí không màu, không mùi, không vị, khi hít thở phải ở nồng độ cao sẽ tạo ra vị chua trongmiệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí CO2 hòa tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dung dịch yếu của a-xít các-bô-níc. Khí CO2 còn được gọi là thán khí do tác dụng đuổi O2 trong môi trường, do đó CO2 gây nguy hiểm do nó gắnliền với rủi ro ngạt thở. Đây cũng là lý do các bình chữa lửa được nạp bọt CO2 để nhanh chóng dập tắt các đám cháy. Nồng độ CO2 trong không khí trong lành khoảng 0,04%, khi CO2 đạt nồng độ cao (~ 5% thể tích), nó bắt đầu độc hại đối với con người và các động vật. Khí hy-đrô sun-fua (H2S) Khí H2S là một hợp chất khí không màu sinh ra ở điều kiện nhiệt độ thường, có mùi trứng thối, nặng hơn khôngkhí; hóa lỏng ở -60oC, hóa rắn ở -86oC và tan trong nước. Khí H2S xuyên thấm tốt qua màng sinh học, ngăn chặn hô hấp tế bào và ảnh hưởng đến thần kinh trung ương(Holstege et al., 2006). Ở nồng độ thấp H2S gây triệu chứng kích thích da và nổi mẩn đỏ, nghẹt mũi, đau cổ họng, ngứa mắt và chảy nước mắt, viêm thành phế nang, xuất huyết phổi và ho ra máu. Ở nồng độ trung bình, H2S tấn công hệ hô hấp, người tiếp xúc có triệu chứng thở dốc, tim đập nhanh, mạch nhanh, nhức đầu, choángváng dẫn đến chóng mặt, nôn mửa, rối loạn, xây xẩm, cơ thể tím tái và hôn mê. Ở nồng độ cao, chỉ trong vàigiây người tiếp xúc tạm ngừng hô hấp, co giật, hôn mê dẫn đến tử vong do cơ thể ngừng hô hấp. Các dấu hiệu bệnh lý về da, cơ bắp, đường hô hấp thường không rõ ràng (VisualDx, 2013). Con người có thể chịu được H2S ở nồng độ thấp trong ngưỡng từ 0,0005 đến 0,3 ppm (Public Health Service, 2014). Ngộ độc khí H2S gây tử vong nhanh hoặc để lại di chứng thần kinh nếu không kịp thời đưa bệnh nhân rakhỏi vùng có khí độc, và hỗ trợ hô hấp nhanh chóng. Vấn đề quan trọng là những người tiếp xúc với khí H2S thường không nhận thức rõ được sự hiện diện của nó, dẫn đến khi hấp thụ một lượng lớn khí sẽ đột ngột gây tử vong. Một số trường hợp ngộ độc H2S do tai nạn nghề nghiệp hoặc do ô nhiễm môi trường đã được đề cập trong nghiên cứu của Doãn Uyên Vi (2010), và hầu hết nạn nhân đều bị tử vong trước khi kịp đưa đến bệnh viện chữa trị. Cơ chế gây độc của biogas và cách phòng tránh Cơ chế gây độc Như đã trình bày về độc tính của các khí thành phần trong hỗn hợp biogas, có thể tóm tắt quá trình gây độc của khíbiogas như sau: • Khi biogas bị rò rỉ, người dân có thể nhận biết qua khứu giác (mùi hôi từ khí H2S), qua thính giác (nghe tiếng xì),và qua thị giác (túi chứa khí xẹp xuống). Tuy nhiên do đã tiếp xúc hàng ngày với biogas nên người dân không nghĩ là nó độc hại và chủ quan tự tiến hành sửa chữa. • Trong khu vực bị ảnh hưởng bởi luồng khí gas, thành phần CH4 chiếm chỗ và đuổi O2 khỏi vùng hít thở khiếncho người tiếp xúc không còn đủ O2 để duy trì sự thở nữa và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng gây độc. • Khi người tiếp xúc hít phải lượng CH4 đủ lớn sẽ gây ngạt và rơi vào trạng thái bất tỉnh. Bên cạnh đó, thành phần H2S nếu ở nồng độ cao thì chỉ sau vài giây người tiếp xúc sẽ tạm ngừng hô hấp, co giật, hôn mê dẫn đến tử vongnếu không kịp thời di chuyển ra nơi thoáng mát và hô hấp nhân tạo. Cách xử lý khi bị ngộ độc khí Mỗi loại khí có những tác động khác nhau lên cơ thể người. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, khí độcsẽ gây thiếu máu lên não, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hệ hô hấp và dẫn đến tử vong. Do đó, khi phát hiện người bị ngộ độc khí, cần bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các bước sau đây: • Di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc. Lưu ý, người cấp cứu nạn nhân phải chú ý đảm bảo an toàn chochính bản thân mình, tránh trường hợp bị trúng độc khí khi tham gia cứu nạn. • Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để nạn nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân thởyếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở. • Gọi cấp cứu, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. • Không gọi điện, hút thuốc, mở các công tắc nguồn điện tại khu vực rò rỉ khí để tránh xảy ra cháy nổ. Cách thức phòng tránh Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hầu hết các vụ tai nạn thường xảy ra khi người dân làm vệ sinh hầm, do chưa hiểurõ về cơ chế gây độc của khí gas nên dễ bị tai nạn ngạt thở do khí độc. Khi hầm biogas có hiện tượng đóng váng khiến khí gas sinh ra ít, tốt nhất không nên tự vệ sinh hầm mà nên liên hệvới cán bộ kỹ thuật hay người được tập huấn chuyên môn về lắp đặt và vận hành hầm biogas hỗ trợ. Trường hợp muốn tự xử lý, trước đó phải mở nắp hầm ủ một thời gian để khí CH4 bay hết, sau đó dùng cây chọc phá váng, bơm nước vào để đẩy lớp váng ra. Trường hợp cần thiết xuống hầm ủ để nạo vét cặn, cần áp dụng các biện pháp thử xem dưới hầm còn khí độckhông. Tốt nhất là thắp một ngọn đèn cầy, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước ở hầm ủ, nếu ngọn nến vẫn cháysáng bình thường là không khí trong hầm vẫn đủ O2 để thở. Trái lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì không khí dưới hầm thiếu O2 và có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác. Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước, nếu con vật bị chết ngạt là tronghầm còn nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác, tuyệt đối không xuống hầm được. Sau đó nên làm thông thoáng khí trong hầm trước khi xuống. Có thể bơm khí để tạo sự thông thoáng vào trao đổiO2 khí trời trước khi xuống giếng. Trước khi xuống hầm, cần có người ở trên miệng hầm theo dõi và hỗ trợ đưa lên khi có sự cố. Việc làm vệ sinh hầm ủ tốt nhất nên tiến hành vào buổi trưa tạo điều kiện cho luồng khí bốc bay và phát tán nhanh chóng. Trong quá trình sử dụng, có khả năng khí gas xì ra ngoài trong khu vực nhà bếp kín hẹp có thể gây ngạt hoặc tạo hỗn hợp nổ với không khí, vì vậy cần mở cửa nhà bếp thông thoáng trước khi dùng. […]
Ảnh hưởng của các mức khoáng, vitamin và điện giải tới sức sản xuất của lợn thịt
Vitamin và khoáng vi lượng có vai trò thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và sinh sản của lợn do tham gia vào cấu trúc các enzym xúc tác quá trình trao đổi chất trong cơ thể và cân bằng áp suất thẩm thấu màng tế bào. Có rất ít các nghiên cứu về cân bằng điện giải và nhu cầu vitamin, khoáng trên lợn ở Việt Nam, vì vậy các nhà khoa học thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Hai thí nghiệm trên lợn lai nuôi thịt giống ngoại D (YL) được thực hiện để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng, vitamin và mức cân bằng […]
Giống lợn Pietrain kháng stress
Pietrain cổ điển là giống lợn xuất xứ từ làng Pietrain ở Vương quốc Bỉ. Đây là một trong những giống lợn có tỷ lệ nạc cao nhất trên thế giới, có thể đạt 60 – 62%. Lợn đực trưởng thành nặng 270 – 350 kg/con, lợn cái nặng 220 – 250 kg/con, nuôi 6 tháng tuổi đạt 100 kg/con. Song, lợn Pietrain có nhược điểm lớn là tim yếu, thích nghi kém với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi hoạt động mạnh dễ bị vỡ tim, gây chết đột tử. Lợn rất nhạy cảm với stress, tỷ lệ thịt bị nhão và nhạt màu (thịt PSE) cao, pH của thịt sau khi giết mổ giảm mạnh do thịt […]