TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 12/2022

TÌNH HÌNH CHUNG

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2022, ngành nông nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, xung đột Nga và Ukraina làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu; nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn… 

Về cơ bản, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát khá tốt, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 tăng khoảng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4425,1 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng đàn và sản lượng gia cầm trong năm tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định, giá bán sản phẩm ở mức có lãi1. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 tăng khoảng 4,8%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 2028,4 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm 2021.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2022 ước đạt 33,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 ước đạt 400 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 105,5 triệu USD, giảm 4,3%; thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 112,3 triệu USD, giảm 3%.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lại đang đứng trước nhiều khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi giá thịt lợn hơi trong cả năm biến động giảm so với năm 20214. Chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán sản phẩm đầu ra lại giảm, đã gây áp lực lớn cho người chăn nuôi, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì khu vực hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm đàn hoặc tạm dừng nuôi.

Chăn nuôi trâu, bò:

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 giảm khoảng 2,0%, tổng số bò tăng khoảng 3,1%; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 122,8 nghìn tấn, tăng 1,6%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 474,3 nghìn tấn, tăng 3,5%, sản lượng sữa bò tươi cả năm ước đạt 1277,5 triệu lít, tăng 10,2% so với năm 2021.

Chăn nuôi lợn:

Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2022 tăng khoảng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4425,1 nghìn tấn, tăng 5,9% so với năm 2021.

Chăn nuôi gia cầm:

Tổng đàn và sản lượng gia cầm trong năm qua tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định, giá bán sản phẩm ở mức có lãi5. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 tăng khoảng 4,8% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 2028,4 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 18,3 tỷ quả, tăng 4,4% so với năm 2021.

KH. Chan nuoi viet nam 12

Dịch bệnh: 

Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 25/12/2022 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của cả nước cụ thể như sau:

– Dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC): Hiện nay, trên cả nước không có dịch bệnh

- Dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc (LMLM): Hiện nay, có 01 ổ dịch

LMLM tại tỉnh Gia Lai chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 42 con; tổng số chết và tiêu hủy là 11 con.

– Dịch bệnh Tai xanh trên lợn: Hiện nay, trên cả nước không có dịch bệnh.

– Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP): Hiện nay, có 37 xã thuộc 21 huyện của 13 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 3.149 con; tổng số lợn bị chết và tiêu hủy là 3.743 con.

– Dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò: Hiện nay, cả nước có 06 ổ dịch VDNC tại 03 tỉnh Tiền Giang, Hà Tĩnh và Đắk Lắk chưa qua 21 ngày. Số bò bị mắc bệnh là 13 con; tổng số chết và tiêu hủy là 01 con.

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC

Trên thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 2/2023 ở Chicago, Mỹ biến động tăng trong tháng qua với mức tăng 3,7 UScent/lb lên mức 89,05 UScent/lb. Giá thịt lợn giảm do lo ngại về nhu cầu trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh triển vọng nền kinh tế toàn cầu suy yếu.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 12, giá lợn hơi trên cả nước giảm do sức mua giảm. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc giảm với mức giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 54.000 đồng/kg. Cụ thể, 54.000 đồng/kg là mức giao dịch cao nhất khu vực, được ghi nhận tại hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên. Trong khi đó, giá thu mua thấp nhất được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai với 51.000 đồng/kg. Tại các địa phương còn lại, giá thu mua heo hơi khoảng 52.000 – 53.000 đồng/kg.

Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận giá giảm 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 52.000 đồng/kg. Theo đó, các địa phương bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận đang giao dịch cùng mức 51.000 đồng/kg – thấp nhất khu vực. Tại các địa phương khác, heo hơi được thu mua với giá 52.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 53.000 đồng/kg. Theo đó, 53.000 đồng/kg tiếp tục là mức giao dịch cao nhất khu vực, được ghi nhận tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Bạc Liêu. Heo hơi tại các tỉnh, thành còn lại đang được thương lái thu mua với giá từ 51.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.

Giá thu mua gà tại trại biến động tăng tại các vùng miền trong tháng 12/2022. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 3.000 đồng/kg lên mức 45.000 – 46.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung và miền Nam tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg lên mức 35.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc tăng 150 – 250 đồng/quả lên mức 2.100 – 2.400 đồng/quả. Giá trứng gà miền Trung giảm 50 đồng/quả xuống mức 2.000 – 2.100 đồng/quả. Giá trứng gà miền Nam giảm 300 – 400 đồng/quả xuống mức 1.900 – 2.100 đồng/quả.

Nhìn lại cả năm 2022, giá lợn hơi biến động tăng vào 10 tháng đầu năm do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nguồn cung giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn ra ở một số địa phương, tuy nhiên giá lợn hơi có xu hướng giảm vào 2 tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ giảm.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2022 ước đạt 33,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 ước đạt 400 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 105,5 triệu USD, giảm 4,3%; thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 112,3 triệu USD, giảm 3%.

Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 250 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 3,32 tỷ USD, tăng 0,2% so với năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 1,27 tỷ USD, tăng 7,7%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,54 tỷ USD, tăng 10,7%.

Biểu đồ. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam

Xem chi tiết tại: http://channuoivietnam.com/bieu-2/

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Xuất khẩu sản phẩn chăn nuôi:

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2022 ước đạt 33,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 409 triệu USD, giảm 5,2% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 106,4 triệu USD, giảm 3,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 115,2 triệu USD, giảm 0,5%.

– Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước trong năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD, giảm nhẹ 0,05% so với năm 2021 trong đó riêng tháng 12/2022 đạt 91,05 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng 11/2022 nhưng giảm mạnh 42% so với tháng 12/2021.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Trung Quốc – thị ttường lớn nhất, tháng 12/2022 giảm 3% so với tháng 11/2022 và giảm 22,8% so với tháng 12/2021, đạt 37,65 triệu USD, tính chung kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2022 đạt 443,71 triệu USD, tăng 16,9% so với năm 2021, chiếm 39,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. 

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Campuchia – thị trường lớn thứ 2 trong năm 2022 tăng 13,1% so với năm 2021, đạt 165,36 triệu USD, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch; riêng tháng 12/2022 giảm 20,4% so với tháng 11/2022 nhưng tăng 27,9% so với tháng 12/2021, đạt 11,26 triệu USD.

Thị trường Mỹ xếp thứ 3 về kim ngạch, đạt 136,14 triệu USD, tăng mạnh 47,7% so với năm 2021; riêng trong tháng 12/2022 tăng mạnh 212,5% so với tháng 11/2022 và tăng 11,5% so với tháng 12/2021, đạt 12,03 triệu USD.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường FTA-RCEP trong năm 2022 tăng 3,9% so với năm trước, đạt 854,54 triệu USD, chiếm 75,7% trong tổng kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường CPTTP tăng 29,4% so với năm trước, đạt 131,59 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ). ĐVT: USD

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

Nhập khẩu sản phẩn chăn nuôi:

Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 3,29 tỷ USD, giảm 0,7% so với năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa đạt 1,25 tỷ USD, tăng 6,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụphẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 1,52 tỷ USD, tăng 9,1%.

- Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

Năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 12/2022 tiếp tục tăng 14,9% so với tháng 11/2022 và tăng mạnh 35,8% so với tháng 12/2021, đạt 584,7 triệu USD. 

Tính chung cả năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 29,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 1,67 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với năm 2021; trong đó riêng tháng 12/2022 đạt 176,34 triệu USD, tăng 15,3% so với tháng 11/2022 và tăng mạnh 83% so với tháng 12/2021.

Đứng thứ 2 là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 18,9%, đạt trên 1,06 tỷ USD, tăng 60,8% so với năm 2021; riêng tháng 12/2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 49,56 triệu USD, tiếp tục giảm 42,6% so với tháng 11/2022 và giảm mạnh 60% so với tháng 12/2021.

Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 12/2022 nhập khẩu tăng mạnh trở lại, tăng 104,3% so với tháng 11/2022 và tăng 99,8% so với tháng 12/2021, đạt trên 128,69 triệu USD; cộng chung cả năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này giảm 5,6% so với năm 2021; đạt 772,88 triệu USD, chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch. 

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường EU trong năm 2022 tăng 25,8% so với năm 2021, đạt 501 triệu USD, chiếm 9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 1,3%, đạt 366,94 triệu USD, chiếm 6,6%.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2022

(Theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ). ĐVT: USD

– Đậu tương:

Năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,84 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,28 tỷ USD, giá trung bình 693,6 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 12/2022 đạt 203.471 tấn, tương đương 137,83 triệu USD, giá trung bình 677,4 USD/tấn, tăng mạnh 95,3% về lượng và tăng 91% kim ngạch so với tháng 11/2022, tuy nhiên giá giảm nhẹ 2,1%; so với tháng 12/2021 giảm nhẹ 1% về lượng, nhưng tăng 13,4% về kim ngạch và tăng 14,5% về giá.

Tính chung năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,84 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,28 tỷ USD, giá trung bình 693,6 USD/tấn, giảm 9% về lượng nhưng tăng 7,9% kim ngạch và tăng 18,5% về giá so với năm 2021.

Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Brazil nhiều nhất, trong tháng 12/2022 tiếp tục tăng 4,8% cả về lượng, tăng 7,3% kim ngạch và tăng 2,4% về giá so với tháng 11/2022, đạt 70.011 tấn, tương đương 47,5 triệu USD, giá 678,4 USD/tấn; Tính chung, năm 2022 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 1,06 triệu tấn, tương đương 739,05 triệu USD, chiếm gần 58% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.

Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2, trong tháng 12/2022 tăng mạnh trở lại, tăng 295% về lượng và 282% kim ngạch so với tháng 11/2022 nhưng giá giảm nhẹ 3,2%, đạt 97.690 tấn, tương đương 67,3 triệu USD, giá trung bình 689 USD/tấn. Tính chung cả năm 2022, nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 594.791 tấn, tương đương 408,13 triệu USD, giá 686,2 USD/tấn, chiếm 32% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 30,8% về lượng, giảm 17% về kim ngạch nhưng giá tăng 20% so với năm trước.

Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada năm 2022 đạt 89.548 tấn, tương đương 66,41 triệu USD, giá 741,6 USD/tấn, tăng 11,3% về lượng, tăng 27% về kim ngạch và giá tăng 14,1% so với năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 22.717 tấn, tương đương 18,03 triệu USD, giá 793,8 USD/tấn, giảm 18,2% về lượng, nhưng tăng 2% về kim ngạch và tăng 24,8% về giá.

Nhập khẩu đậu tương năm 2022

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ)

– Lúa mì:

Năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022 cả nước nhập khẩu 218.937 tấn lúa mì, tương đương 82,54 triệu USD, giá trung bình 377 USD/tấn, giảm 28,7% về lượng, giảm 29,6% kim ngạch và giảm 1,3% về giá so với tháng 11/2022. So với tháng 12/2021 cũng giảm 10,4% về lượng, giảm 0,3% kim ngạch nhưng tăng 11,3% về giá.

Tính chung trong năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021, giá trung bình đạt 385,3 USD/tấn, tăng 30,4%. 

Trong tháng 12/2022 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia sụt giảm 20,8% về lượng, giảm 24% kim ngạch và giảm 4% về giá so với tháng 11/2022, đạt 137.328 tấn, tương đương 53,09 triệu USD, giá 386,6 USD/tấn; so với tháng 12/2021 thì tăng mạnh 41,6% về lượng, tăng 47% kim ngạch và tăng 3,9% về giá.

Tính chung cả năm 2022, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Australia, chiếm gần 72% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 2,8 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD, giá trung bình 387,5 USD/tấn, giảm 11% về lượng, nhưng tăng 15,3% về kim ngạch và tăng 29,7% về giá so với năm 2021.

Đứng sau thị trường chủ đạo Australia là thị trường Brazil chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 7,4% trong tổng kim ngạch, đạt 322.760 tấn, tương đương 112,55 triệu USD, giá trung bình 348,7 USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch giá so với năm 2021, với mức tăng tương ứng 40,6%, 104,6% và 45,5%.

Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 276.928 tấn, tương đương 128,19 triệu USD, giá 462,9 USD/tấn, tăng 37,9% về lượng, tăng 100,9% kim ngạch và tăng 45,6% về giá so với năm 2021, chiếm 7% trong tổng lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.

Đáng chú ý, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ấn Độ chỉ đạt 73.145 tấn, tương đương 27,21 triệu USD, nhưng so với năm 2021 thì tăng rất mạnh 1.448% về khối lượng và tăng 1.755% về kim ngạch.     

Nhập khẩu lúa mì năm 2022

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ)

– Ngô:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong năm 2022 đạt trên 9,57 triệu tấn, trị giá gần 3,33 tỷ USD, giá trung bình 347,8 USD/tấn, giảm 4,5% về lượng, nhưng tăng 15,6% kim ngạch và tăng 21% về giá so với năm 2021.

Trong đó, riêng tháng 12/2022 đạt 1,16 triệu tấn, tương đương 386,2 triệu USD, giá trung bình 333,5 USD/tấn, tăng 32,4% về lượng, tăng 34% kim ngạch, giá tăng 1,2% so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 thì tăng mạnh 127,2% về lượng, tăng 138,4% về kim ngạch và tăng 5% về giá.

Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2022, chiếm trên 59% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 5,63 triệu tấn, tương đương gần 1,98 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng, nhưng tăng 11,3% kim ngạch và tăng 16,9% về giá so với năm 2021; riêng tháng 12/2022 đạt 361.732 tấn, tương đương 119,95 triệu USD, giá 331,6 USD/tấn, tăng trên 18% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 11/2022, giá tăng nhẹ 0,2%; so với tháng 12/2021 tăng 27,3% về lượng, tăng 33% về kim ngạch, giá tăng 4,4%. 

Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ Brazil năm 2022 đạt 1,44 triệu tấn, tương đương 476,35 triệu USD, giá 331,9 USD/tấn, chiếm 15% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 22,8% về kim ngạch và giá tăng mạnh 41,6% so với năm 2021.

Nhập khẩu ngô từ thị trường thị trường Ấn Độ năm 2022 đạt 872.343 tấn, tương đương 287,16 triệu USD, giá 329,2 USD/tấn, chiếm 9,1% trong tổng lượng và chiếm 8,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 23% về lượng, giảm 10% về kim ngạch nhưng giá tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Nhập khẩu ngô năm 2022 

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ)

Nguồn tin: http://channuoivietnam.com

Channuoivietnam.com © 2013 được phát triển bởi Viện Công Nghệ Sáng Tạo - Email: dohuuphuong2010@gmail.com - ĐT: 0908.255.265 Trang chủ