– Máng cỏ của thỏ nên đặt phía ngoài chuồng để khi ăn, thỏ đứng bên trong rút từng cọng cỏ qua các khe hở của máng mà ăn dần cho đến lúc no nê. Ăn như vậy thức ăn đã sạch lại không hao tổn. Còn nếu đặt hẳn máng có trong chuồng thì thỏ vừa ăn vừa phá khiến hao phí cỏ. Nhiều con lý lắc còn tìm cách trèo vào máng cỏ, vừa ăn vừa tiểu tiện khiến cả máng cỏ bốc mùi khó chịu, chưa ăn tới thỏ đã vội chê. Máng cỏ nên làm đủ rộng để chứa đủ lượng cỏ cho thỏ ăn no mỗi bữa. Điều này có nghĩa mỗi ngày ít lắm phải châm […]
Thông tin chung
Nhu cầu nước trong chăn nuôi: 7 yếu tố cần xem xét
Nước cần thiết cho sự sống và nên được coi là một yếu tố quan trọng trong chăn nuôi và quản lý. Ở đây chúng tôi trình bày 7 yếu tố xác định nhu cầu nước của động vật trang trại. Nước là yếu tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo. Nước cũng giúp thải ra chất thải cơ thể sau khi tiêu hóa và giúp thải ra một số sản phẩm trao đổi chất độc hại như urê. Do đó, việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp và quyết liệt hơn đến sinh lý cơ thể hơn là thiếu các chất dinh dưỡng khác. […]
Năng suất thịt của gà Sao thương phẩm chăn nuôi nông hộ
Những năm gần đây gà Sao được nuôi nhiều vì dễ nuôi, ít mắc bệnh, sản phẩm thịt, trứng được người tiêu dùng ưa chuộng. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá, so sánh sức sản xuất thịt của gà Sao thương phẩm (dòng trung) nuôi theo 2 phương thức nuôi nhốt (lô I) và bán chăn thả (lô II). Hình minh hoạ Mỗi lô thí nghiệm được triển khai trên 3 hộ với quy mô 50 con/ hộ, thí nghiệm lặp lại 3 lần, tổng số gà Sao đưa vào thí nghiệm là 900 con. Kết quả thí nghiệm cho thấy sức sản xuất thịt của gà Sao dòng trung nuôi theo phương thức chăn thả cao hơn […]
Các biện pháp phòng trị bệnh đầu đen trên gà nuôi
Bệnh đầu đen hay bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra. Bệnh có tỷ lệ chết cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi, và xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim. Nguyên nhân Tác nhân gây bệnh có 4 dạng tồn tại: Dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan (có thể phân lập và giao tử). Dạng lưới […]
Mối liên kết giữa nội độc tố và độc tố nấm mốc
Hai độc tố chính nguy hiểm cho chăn nuôi bò sữa và sức khỏe bò là những độc tố nấm mốc từ nấm và nội độc tố từ vi khuẩn. Cả hai loại độc tố này có thể làm tăng nguy cơ sức khỏe của động vật đối với độc tố khác. Chúng ta khảo sát mối liên kết giữa các độc tố rất khác nhau này và cách thức tốt nhất để quản lí cả hai rủi ro. Độc tố từ bên trong Một trong những vấn đề của nội độc tố là chúng có thể được sinh ra trong dạ cỏ. Không phải tất cả mọi loại vi khuẩn đều sản sinh ra nội độc tố, chỉ có […]
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhạt màu nâu của vỏ trứng gà
Hiện tượng mất màu nâu của vỏ trứng gà được ghi nhận và báo cáo đầu tiên vào năm 1944, khi Steggerda và Hollander đang lau sạch đất bẩn bám trên vỏ trứng tại một trại chăn nuôi gà hướng trứng giống Rhode Island Red. Hai người đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy có một vài trứng đã mất hoàn toàn màu vỏ nâu. Hiện tượng này càng rõ ràng hơn khi trứng được lau rửa sạch bụi bẩn. Dường như các trứng bị mất sắc tố trên vỏ khá dễ chỉ bằng một động tác lau sạch đất bẩn? Thật ra, không chỉ có một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất màu vỏ nâu của trứng […]
Rỉ mật đường trong thức ăn chăn nuôi
Trên heo Rỉ mật đường thường được sử dụng làm chất kết dính, nhưng cũng có thể thay thế được một phần ngũ cốc trong khẩu phần của heo. Giá trị ME của rỉ mật đường trong khoảng 12.5 – 13.5 MJ/ kg DM (Noblet et al., 2002; Figueroa et al., 1990b; Rostagno et al., 2005), chiếm 78-84% ME của bắp dựa trên vật chất khô cơ bản, nhưng chỉ khoảng 66-74% giá trị đó hiện diện trong vật chất tươi cơ bản. Rỉ mật đường có thể bị ảnh hưởng xấu bởi hàm lượng tro trong khẩu phần. Mặc dù mật đường khá ngon miệng đối với heo, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng nó […]
Nga đề xuất nuôi bò và lợn bằng protein tổng hợp từ khí tự nhiên
Các nhà khoa học Nga đề nghị sử dụng đường ống để tổng hợp thức ăn protein giá rẻ từ khí đốt để nuôi gia súc và thúc đẩy ngành chăn nuôi Nga. Photo: RIA Novosti Điều này đã được giám đốc Viện Dầu khí thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, viện sĩ Anatoly Demetrius tuyên bố tại cuộc họp báo ở Moskva hôm thứ Tư. Theo ông, công nghệ sản xuất các protein này đã được phát triển trong những năm 1980, và vào thời điểm đó, Liên Xô đứng ở vị trí đầu tiên trên thế giới, sản xuất 3 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Tuy nhiên, viện sĩ lưu ý, trong những năm 1990, sản […]
Selenium: Từ vô cơ độc hại đến hữu cơ đầy dinh dưỡng
Selenium (Se) là một nguyên tố vi khoáng quan trọng trong dinh dưỡng động vật. Được phát hiện bởi nhà vật lý người Thụy Điển là Berzelius vào 200 năm trước, Selenium đã dần thu hút sự chú ý của những nhà dinh dưỡng học trong ngành chăn nuôi. 200 năm lịch sử Trong những ngày đầu tiên nghiên cứu về Selenium, nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho rằng Selenium có liên quan đến nhiều vấn đề trong chăn nuôi, và có nhiều nghi ngờ về sự cần thiết của nguyên tố này. Đến những năm 1930, Selenium được coi là có độc tố trong chăn nuôi, dẫn đến việc bài trừ áp dụng Selenium vào chăn […]
Xác định nguồn gốc giống chó Phú Quốc bằng trình tự vùng D-loop trong genome ty thể
Chó Phú Quốc là một trong những nòi chó quý của Việt Nam, sở hữu nhiều đặc tính quý như thông minh, sức khỏe tốt, giỏi nuôi con, thân thiện với con người và quan trọng là còn giữ được một số đặc tính hoang dã của loài chó giỏi săn bắt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá đa dạng di truyền để truy nguyên nguồn gốc chó Phú Quốc. Bảy mươi bảy mẫu chó Phú Quốc lưng có xoáy và 30 mẫu chó nhà thường khác (làm đối chứng) được phân tích vùng D-lopp trên genome ty thể chó Phú Quốc, kết quả cho thấy chó Phú Quốc có mức độ đa dạng di truyền cao. Chó Phú Quốc […]