Sử dụng kháng sinh trong thú y, mối nguy cho nhân y

Một trong những chiến lược của chúng ta chống lại sự nhiễm khuẩn đang nhanh chóng trở nên vô hiệu khi mà càng lúc càng có nhiều vi khuẩn phát triển kháng lại các kháng sinh đang sử dụng thông thường. Điều này đã gây lo lắng và được nhận ra từ nhiều thập kỷ qua và dường như ngày càng tồi tệ hơn. Tốc độ phát triển sự đề kháng đã được xem xét toàn bộ để có thể tìm ra những loại thuốc mới thay thế.
Trong những thử nghiệm nhằm kết thúc quá trình không mong muốn này, việc sử dụng kháng sinh trong thú y được chú ý tới, đặc biệt là các loại thuốc được sử dụng rộng rãi cho cả nhân y và thú y. Lý do là gia súc tiếp nhận kháng sinh cũng mang những vi khuẩn gây bệnh cho người, những vi khuẩn này đã kháng lại kháng sinh trong quá trình điều trị. Sau đó những vi khuẩn này lây nhiễm qua người thì rất khó điều trị. Hậu quả là sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng, bệnh tật sẽ nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn kể cả tử vong. Một kịch bản có vẻ hợp lý là hạn chế một cách thoả đáng việc sử dụng kháng sinh trong thú y.
Chúng ta thử thảo luận, đánh giá hai thí dụ dưới đây nhằm phân tích sâu quá trình đưa đến sự đề kháng kháng sinh để có thể tìm ra biện pháp ngăn chặn (Theo Trudy M. Wassenaar and Heike Laubenheimer-Preuße (Molecular Microbiology and Genomics Consultants- MMGC).

Vi khuẩn Campylobacter là thí dụ thứ nhất, vì nó là nhân tố gây bệnh phổ biến từ động vật sang người, chủ yếu truyền lây qua đường thực phẩm có nguồn gốc động vật. Ở nhiều quốc gia nó gây tiêu chảy trên người thường xuyên hơn là Salmonella. Bệnh do nhiễm Campylobacter thường là tự hạn chế và chỉ sử dụng kháng sinh khi bệnh nhân có nguy cơ hoặc khá trầm trọng. Có thể đến 100% đàn gia cầm dương tính với C. jejuni. Vi khuẩn Campylobacter trở thành dòng đột biến mang gene đề kháng lại fluoroquinolones (Fq) khi sử dụng Fq ở liều điều trị cho gà, điều lưu ý là sự chọn lọc này cũng xảy ra trên người khi sử dụng Fq. Bởi vì sự lây truyền từ người sang người rất hiếm, bệnh nhân có thể xem là ký chủ sau cùng của mầm bệnh này. Sự truyền lây từ thịt gia cầm sang người là một trong các nguồn lây tryền phổ biến nhất.
Vì Fq được sử dụng cho cả người và gia súc nên tần suất đề kháng lại fluoroquinolones (Fq-resistance-FqR) của Campylobacter tăng rất nhanh. Hậu quả là vi khuẩn Campylobacter không còn nhạy cảm với Fq nữa và erythomycine được chọn để diều trị. Biến chứng phổ biến nhất là hội chứng Guillain-Barré-Syndrom (GBS), bệnh tự dị ứng với chính cơ thể (autoimmune disease), thì không lệ thuộc vào sự đề kháng kháng sinh. Nhiều quốc gia báo cáo rằng tần suất FqR của quần thể Campylobater thay đổi khác nhau, nhưng không có mối tương quan với hội chứng GBS về tần suất lâm sàng cũng như tử số; tần suất này không gia tăng trong mười lăm năm qua, trong khi Campylobacter kháng lại Fq thì vẫn luôn tăng.
Một nghiên cứu cho rằng những ca bệnh Campylobacteriosis do nhiễm FqR thì trầm trọng hơn và điều trị lâu hơn so với vi khuẩn còn nhạy cảm với Fq, nhưng những tác giả khác lập lại thí nghiệm, nghiên cứu dịch tễ rộng hơn thì kết luận rằng không có sự khác biệt (Wassenaar & cs, 2007). Vì vậy, mặc dù thật sự khi sử dụng Fq trong gia cầm đưa đến tạo ra FqR, ảnh hưởng của sự đề kháng này đối với sức khỏe con người còn hạn chế.

Lưu Hữu Mãnh

Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ

Channuoivietnam.com © 2013 được phát triển bởi Viện Công Nghệ Sáng Tạo - Email: dohuuphuong2010@gmail.com - ĐT: 0908.255.265 Trang chủ